Từ trước đến nay, chọn vật liệu bọc phủ composite luôn là một bước quan trọng hàng đầu trong tiến trình thi công các loại bể chức năng như bể chứa acid hay một số loại hóa chất, bể đựng nước thải sinh hoạt, bể siêu chứa nước thải công nghiệp, bể chuyền phosphate kẽm cùng các dạng bể hình elip hay hình trụ. Vậy thì loại vật liệu này có đặc điểm ra sao? Quy trình thực hiện bọc phủ diễn ra như thế nào để hiệu quả nhất? Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có những hiểu biết rõ ràng và đúng hơn nhé!
Vật liệu cao cấp composite có tên tiếng anh là Fibeglass Reinfored Plastic ( FRP), là loại vật liệu được ứng dụng công nghệ cao, kết hợp từ nguyên vật liệu là nhựa polyester hoặc vinylester tạo thành pha chính, kết hợp thêm với một số nguyên liệu phụ gia khác. Các thành phần của nó sẽ được đóng cứng cùng với lớp bông thủy tinh. Sau một thời gian, khi sản phẩm đã khô cứng, composite hoàn toàn có thể ứng dụng để sử dụng trong nhiều trường hợp, có thể chịu được ở những điều kiện môi trường sử dụng nhiều hóa chất, có nhiều áp lực hay nhiệt độ rất cao.
Bọc phủ composite tại bể
Vật liệu bọc phủ composite này được sử dụng phổ biến trong việc phủ, mạ nhiều loại thiết bị để tăng tuổi thọ cho bề mặt, thực hiện các chức năng chống thấm, chống rỉ, chống ăn mòn, tăng độ bền cơ học, tăng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, có thể kháng được những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, tăng độ bền về mặt vật lý cho bề mặt thiết bị.
Những lý do nên sử dụng vật liệu bọc phủ composite?
- Khi sử dụng vật liệu phủ composite, chi phí phải trả sẽ thấp hơn rất nhiều so với bọc phủ bằng các loại vật liệu cao cấp đắt tiền khác như thép, đồng hay sắt,... Với mức phí phải trả cho việc bọc phủ bằng composite, khách hàng sẽ tiết kiệm đến hơn 60% chi phí so với thông thường mà vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn.
- Độ bền của vật liệu composite thường rất cao bởi đây là loại vật liệu cao cấp, mang đặc điểm ưu việt như chống lại sự ăn mòn, chống quá trình oxi hóa khử, chống được các tia hồng ngoại, tia UV và chịu cả được nhiệt độ lớn. Có thể nói, bọc phủ composite cực kỳ an toàn khi nó chống chịu hóa chất rất cao, thậm chí cả những loại axit ăn mòn nồng độ cao hay bazo cũng không thể tác động vào. Đây cũng là tính năng nổi bật nhất khiến composite trở nên phổ biến trong nhiều ngành đặc thù như xử lý nước thải, xử lý hóa chất,... hay dùng để bọc phủ cho bề mặt bể, bọc sàn,... trong thời gian dài một cách hiệu quả.
Vật liệu composite là sự lựa chọn hoàn hảo cho chi phí và chất lượng
- Khác với các lựa chọn bọc phủ bể hoặc ghép bể bằng vật liệu PE, PVC, hay PP có thể thường xảy ra các sự cố không mong muốn như gãy hay nứt, bọc phủ bằng composite có thể hạn chế các tình trạng trên do bọc composite sẽ không sử dụng đường hàn nên tránh được các trường hợp rò rỉ, kết hợp với sự pha trộn của các thành phần tạo nên liên kết cấu trúc vững chắc khiến các thiết bị được bọc chống thấm và chống ẩm tốt.
- Vật liệu composite cũng được ưa chuộng bởi dễ dàng cắt, uốn lượn tạo kiểu và lựa chọn theo nhiều màu sắc, tạo nên tính thẩm mỹ cao hơn so với những vật liệu thông thường khác.
- Tính nhẹ của vật liệu tạo nên sự thuận tiện trong việc di chuyển và quá trình thi công tại công trường thi công, điển hình là các tòa nhà cao tầng hay địa điểm thi công gặp nhiều khó khăn trong di chuyển hay điều kiện môi trường, khí hậu không tốt.
Quy trình bọc phủ vật liệu Composite đạt chuẩn, hiệu quả nhất
Khi khách hàng muốn lựa chọn vật liệu composite và thực hiện bọc phủ, quy trình sẽ diễn ra theo các bước sau:
Công tác định vị và trộn lớp lót trong thi công
Bước 1: Định vị và công tác chuẩn bị cho việc thi công
- Xác định đúng vị trí bề mặt của vật thể cần thi công bọc phủ.
- Chuẩn bị những vật liệu phục vụ thi công một cách đầy đủ, chuẩn bị đồ bảo hộ phòng thêm để an toàn cũng như dễ dàng xử lý trong các trường hợp.
Bước 2: Thực hiện các bước kiểm tra trước khi thực hiện bọc phủ
- Kiểm tra kỹ càng khu vực bề mặt cần thi công, điều chỉnh nếu như bề mặt gồ ghề, góc cạnh và không sạch sẽ.
- Phải vệ sinh bề mặt để quá trình bọc phủ được hiệu quả hơn, vật liệu bám bền hơn.
Bước 3: Trộn lớp lót để dán các sợi thủy tinh hiệu quả hơn
- Thực hiện trộn lớp lót theo yêu cầu thiết kế.
- Phủ một lớp lót mỏng lên bề mặt.
- Sau khi phủ lớp đầu tiên, chờ khi lớp lót khô hẳn thì tiếp tục phủ lớp tiếp theo lên cho đến khi đạt yêu cầu về độ dày nhất định.
- Cắt sợi thủy tinh theo kích thước đã thiết kế.
- Trộn sợi thủy tinh với nhựa nền theo đúng tỷ lệ chuẩn.
- Dán các sợi thủy tinh hoàn chỉnh lên bề mặt cho tới khi đạt đủ số lớp theo yêu cầu thiết kế.
Bước 4: Kiểm tra và lăn phủ composite
- Kiểm tra lại bề mặt vật thể.
- Trộn màu phủ theo đúng tỷ lệ và đúng yêu cầu khách hàng rồi lăn phủ lên bề mặt.
- Kiểm tra lần cuối và dọn dẹp lại vị trí thi công và bàn giao.
Quy trình bọc phủ composite được thực hiện qua nhiều bước
Vậy là bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết về vật liệu bọc phủ composite. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì hay tư vấn thi công bọc phủ thì hãy gọi đến số hotline
0976 243 785 của
Đại Phát chúng tôi để được đáp ứng nhu cầu dịch vụ tốt nhất nhé.