Sơn tĩnh điện hiện đã và đang trở nên cực kỳ phổ biến và được đông đảo người dùng ưa chuộng sử dụng. Ở bài viết sau, hãy cùng Đại Phát FRP tìm hiểu về sơn tĩnh điện và bể nhúng sơn tĩnh điện nhé.
Khái niệm sơn tĩnh điện và bể nhúng sơn tĩnh điện
Trước khi đi sâu tìm hiểu về những ứng dụng quan trọng của sơn tĩnh điện, hãy cùng Đại Phát FRP giải đáp thắc mắc: Thế nào là sơn tĩnh điện và bể nhúng sơn tĩnh điện?
bể nhúng sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện được hiểu là một loại nhựa dẻo có tác dụng tĩnh điện. Lớp phủ nhựa dẻo này sẽ giúp ngăn ngừa sự oxy hóa từ bên ngoài hay những ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện thời tiết, hóa học, vật lý,...
Theo các chuyên gia, việc sử dụng sơn tĩnh điện sẽ giúp tuổi thọ của sản phẩm tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại chất dẻo được sử dụng dành riêng cho sơn tĩnh điện.
- Nhựa nhiệt dẻo: Nhựa nhiệt dẻo được hình thành không cần phải qua quá trình biến đổi cấu trúc của phân tử. Ví dụ như polypropylene, polyethylene, nylon, nhựa nhiệt dẻo polyester,...
- Nhựa nhiệt rắn: Đối với loại nhựa nhiệt rắn, các loại nhựa này sẽ có cấu trúc xếp chéo qua nhau tạo nên một lớp màng vĩnh cửu để chống chịu nhiệt và ngăn ngừa khả năng tan chảy. Ví dụ như hybrid, polyester, uretan, polyester triglycidyl isoxyanuric, acrylic,...
Tham khảo nhanh:
bể phốt bằng nhựa
Các bể xử lý nhúng sơn tĩnh điện
Công đoạn xử lý bề mặt kim loại trước khi tiến hành sơn tĩnh điện có vai trò cực kỳ quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, ngăn ngừa tình trạng han gỉ, hư hỏng,...
Sơn tĩnh điện hiện đang là giải pháp được nhiều đơn vị tin dùng
Công cụ để xử lý bề mặt kim loại chính là các bể nhúng sơn tĩnh điện. Hiện nay, các bể xử lý nhúng sơn tĩnh điện có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như inox chống rỉ sét, sắt,... và đặc biệt là các bể có phủ composite hoặc làm bằng composite.
Hệ thống bể xử lý nhúng sơn tĩnh điện sẽ bao gồm một số bể xử lý cơ bản:
- Bể có chứa dung dịch axit để tẩy gỉ sét trên bề mặt.
- Bể có chứa hóa chất định hình đặc tính.
- Bể có chứa hóa chất phốt phát hóa phần bề mặt của sản phẩm trước khi tiến hành sơn.
- Bể có chứa nước sạch để làm sạch bề mặt của sản phẩm trước khi nhúng vào các bể chứa hóa chất.
Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện sẽ bao gồm 4 bước chính như sau:
Xử lý bề mặt của sản phẩm trước khi tiến hành sơn tĩnh điện
Trước khi đưa vào sơn tĩnh điện, bề mặt các sản phẩm cần được xử lý thật kỹ. Điều này quyết định rất lớn đến chất lượng và độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng. Theo các chuyên gia, mục đích chính của việc xử lý bề mặt sản phẩm là:
- Loại bỏ các loại bụi bẩn hoặc các chất dầu mỡ công nghiệp được hình thành trong quá trình gia công cơ khí.
- Loại bỏ các phần gỉ sét và thực hiện các biện pháp chống gỉ sét trước khi sản phẩm được sơn tĩnh điện.
- Tăng khả năng bám dính sơn trên bề mặt.
Để có thể xử lý triệt để các bề mặt, các bạn cần phải nhúng các sản phẩm lần lượt vào các bể như sau: bể có chứa hóa chất tẩy rửa dầu mỡ, bể có chứa nước sạch, bể có chứa các dung dịch axit để tẩy gỉ sét, bể có chứa hóa chất giúp định hình bề mặt, bể có chứa hóa chất photphat hóa bề mặt và bể rửa nước.
Quy trình sơn tĩnh điện sẽ gồm 4 bước chính
Sấy khô
Sản phẩm sau khi đã trải qua khâu xử lý bề mặt thì sẽ được tiến hành sấy khô. Việc sấy khô sẽ giúp loại bỏ triệt để hơi nước bám trên bề mặt để tiến hành các bước sơn tĩnh điện tiếp theo.
Hiện nay, các lò sấy đều có nguồn nhiệt chính đến từ burner hoặc bếp hồng ngoại tuyến với nguyên liệu chính là khí gas. Các sản phẩm sẽ được đặt trên xe gòng và được đẩy vào trong lò sấy.
Sơn tĩnh điện
Sau khi đã hoàn thành công đoạn sấy khô, sản phẩm sẽ được cho vào buồng phun và tiến hành sơn tĩnh điện. Nguyên lý sơn sẽ là làm cho sản phẩm bị nhiễm điện tích âm vì các loại bột phủ sẽ mang trong mình điện tích dương.
Với cơ chế tĩnh điện này, sơn sẽ bám phủ tốt hơn trên bề mặt của sản phẩm. Đặc biệt, việc sử dụng buồng phun còn giúp tiết kiệm lượng bột sơn bị dư thừa và có thể tái sử dụng tiếp.
Sấy định hình sản phẩm
Sản phẩm khi đã được sơn tĩnh điện sẽ tiếp tục được đưa vào sấy với nhiệt độ từ 180-200 độ C trong khoảng 10 phút. Khi được sấy định hình, sản phẩm sẽ có chất lượng tốt hơn.
Lợi ích công nghệ sơn tĩnh điện
Một số lợi ích của việc sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện:
- Quy trình thực hiện được tự động hóa, giúp rút ngắn thời gian và không tốn kém nguồn kinh phí cho nhân công,...
- Sản phẩm sẽ có chất lượng tốt và lâu bền theo thời gian.
- Độ chính xác và hoàn thiện rất cao.
- Không bị tác động bởi các điều kiện môi trường, điều kiện thời tiết cực đoan hay các tác nhân hóa học,..
- Với công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại, bạn sẽ có thể sử dụng triệt để tới 90% lượng sơn. Đồng thời lượng sơn dư thừa sẽ được tái sử dụng.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, dễ dàng làm sạch.
- Tiết kiệm thời gian sơn.
Tham khảo thêm:
Bồn chứa hóa chất 1000 lít
Bể phốt nhựa 500L giá bao nhiêu
Sơn tĩnh điện mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, giúp rút ngắn thời gian thực hiện
Mua bể nhúng sơn tĩnh điện ở đâu?
Để có thể mua được bể nhúng sơn tĩnh điện, các bạn hãy đến Đại Phát FRP. Đại Phát FRP là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm làm từ composite, nhất là sản phẩm bể nhúng sơn tĩnh điện được phủ composite.
Đại Phát FRP luôn là địa chỉ hàng đầu của rất nhiều khách hàng