Để làm nên một tấm vải nhuộm màu đẹp phải trải qua rất nhiều quá trình, phải dùng rất nhiều chất nhuộm khác nhau và có một lượng nước thải lớn sau mỗi công đoạn. Vậy như thế nào là quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm chuẩn và an toàn nhất ? Hãy theo dõi bài viết này để nắm được toàn bộ quá trình nhé!
Thành phần chính của nước thải dệt nhuộm
Quá trình dệt nhuộm trải qua nhiều công đoạn vì vậy sẽ tồn tại lưu lượng nước thải lớn, có thành phần khá đa dạng. Trong quy trình sản xuất, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ khâu giặt, tẩy trắng và nhuộm. Từ đó trong thành phần nước thải sẽ có những chất như:
Các hóa chất, chất trợ, các chất xử lý hoàn tất, phẩm nhuộm và hồ được tách ra.
Các tạp chất thiên nhiên như: muối, dầu mỡ trong sợi bông, sợi len.
Sợi bị tách ra do tác động hóa học và cơ học trong quá trình gia công.
Các loại và lượng hóa chất sử dụng.
Sợi tổng hợp.
Các chất thải từ máy móc, thiết bị sử dụng….
Từ các thành phần đã liệt kê, ta thấy nước thải dệt nhuộm bị ô nhiễm bởi 4 dạng đặc trưng: ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học và kim loại nặng, ô nhiễm do nhuộm màu và do các tạp chất cơ học.
Nước thải sau khi nhuộm vải không xử lý trước khi xả ra môi trường rất độc hại
Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm
Thành phần nước thải còn phụ thuộc vào loại vải, loại thuốc nhuộm được sử dụng và quy trình sản xuất. Tuy nhiên về cơ bản chúng có đặc trưng như sau:
Những hệ quả mà nước thải dệt nhuộm gây ra cho môi trường
Độ kiềm trong nước thải cao làm tăng pH của nước, nếu pH > 9 sẽ độc hại tới sinh vật dưới nước, ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.
Thành phần muối trung tính gây tăng hàm lượng tổng rắn. Lượng nước thải lớn gây tác hại cho đời sống thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của tế bào.
Hồ tinh bột có trong nước thải biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, tác động mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh do làm giảm lượng oxy hòa tan trong nguồn nước.
Lượng thuốc nhuộm dư dẫn đến độ màu cao, đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.
Hệ quả mà nguồn nước ô nhiễm này mang lại rất lớn
Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm an toàn nhất
Ta có thể chia quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm ra làm hai công đoạn là xử lý rác, các chất hóa học và xử lý bùn.
Xử lý rác và các chất hóa học
Nước thải từ nhà máy được gom về sau đó chảy qua song chắn rác thô, tại đây rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại. Tiếp đó nước thải chảy vào thùng lược rác tinh với kích thước lỗ lọc rác 1mm, chủ yếu là có các loại bông, chỉ từ các công đoạn.
Tiếp đó, nước thải chảy xuống bể điều hòa. Bể điều hòa có công dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Tại đây hệ thống đĩa thổi khí sẽ hòa trộn toàn bộ nước trên diện tích mặt bể, ngăn ngừa lắng cặn, sinh ra mùi khó chịu ở bể.
Trong quá trình sản xuất có một số công đoạn như: nhuộm, giũ hồ, giặt tẩy thường thải ra nước có nhiệt độ cao. Để đảm bảo hệ thống xử lý đặc biệt là công trình xử lý sinh học hoạt động bình thường, nước thải sẽ được đưa qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ xuống dưới 40 độ C trước khi vào bể Anoxic
Cơ chế hoạt động của bể Anoxic dựa trên các vi sinh vật hiếu khí tạo ra phản ứng phân hủy các hợp chất phức tạp có chứa 2 chất là Nitơ và Photpho có trong nước thải. Sau đó nước thải được chuyển qua bể keo tụ tạo bông, tại đây sẽ bơm NaOH làm hóa chất điều chỉnh độ pH đến giá trị tối ưu (trong khoảng 6.0 – 6.5) của quá trình phản ứng keo tụ.
Tại bể keo tụ, sẽ thêm dung dịch keo tụ và chất loại màu vào trong nước thải để loại bỏ các chất bẩn và keo tụ có trong nước thải. Khi thêm hóa chất keo tụ các chất bẩn sẽ kết lại với nhau, đồng thời bổ sung chất trợ keo tụ nhằm tăng kích thước bông cặn. Hiện nay mọi người cũng thường thử nghiệm PAC để xử lý nước.
Nước thải phải trải qua nhiều bể thực hiện xử lý nhiều bước khác nhau
Công đoạn xử lý bùn
Tiếp đó nước thải được dẫn sang ống lắng trung tâm của bể lắng 1, bên trong bể lắng quá trình tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực. Lớp bùn sau đó được bơm đến bể chứa bùn và giữ lại một phần bùn để bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí.
Sau đó nước thải sẽ sang bể Aerotank, hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính được khuấy đảo liên tục đảm bảo cho bùn ở trạng thái lơ lửng và cũng đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động, oxy hóa các hợp chất hữu cơ, đồng thời giảm thành phần hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải.
Nước thải tiếp tục sang bể trung gian để ổn định lưu lượng, nồng độ ô nhiễm và đồng thời điều chỉnh độ pH. Đặc trưng của nước thải nhuộm là độ màu cao nên cần dùng bể keo tụ và khử màu. Lắp đặt hai máy khuấy để hòa trộn hóa chất khử màu với nước thải.
Tiếp đến nước thải sẽ được dẫn sang bể lắng 3 để tách các bông cặn còn tồn dư. Cuối cùng là oxy hóa nước bằng clo và xả nước thải đảm bảo an toàn ra ngoài môi trường.
Mỗi một công đoạn đều quan trọng trong việc loại bỏ ô nhiễm
Tại sao nên tin dùng sản phẩm đến từ Đại Phát Composite?
Quy trình xử lý nước thải trải qua rất nhiều bước, sử dụng rất nhiều loại bể khác nhau, lưu lượng nước thải lớn. Từ đó cần những sản phẩm đạt chất lượng cao mới có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng. Đại Phát Composite tự hào là đơn vị được khách hàng đánh giá cao về các sản phẩm bể chứa dùng trong việc xử lý chất thải. Những sản phẩm của đơn vị luôn nhận được đánh giá cao từ những người sử dụng, từ đó uy tín của công ty trong mắt khách hàng ngày càng nâng cao.
Đại Phát Composite tự hào là đơn vị cung cấp các loại bể chứa chất lượng nhất
Lời kết
Những thông tin trong bài trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho bạn đọc về nước thải dệt nhuộm. Từ đó hiểu được quá trình nước thải sau khi nhuộm vải đã được xử lý như thế nào trước khi đưa ra ngoài môi trường để không gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta.