baner 1baner 2baner 3
Chào Mừng Quý Khách Đến Với Công Ty Cổ Phần Đại Phát Composite FRP - VỚI PHƯƠNG CHÂM  UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - ĐẲNG CẤP- Chúng tôi sẽ làm hài lòng khách hàng - Sản Phẩm Biogas Được Bộ NN & PTNT chứng nhận là tiến bộ KHKT & CN Mới !
Số người online: 22
Tổng số truy cập: 800487
Một số khách hàng và đối tác tiêu biểu đã tin tưởng lựa chọn Đại Phát Composite để đảm bảo an toàn cho công trình của mình
logo1
logo2
logo3
logo4
logo5
logo 6
Đối Tác Kiến Hưng



Các công nghệ xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nhất

28/11/2022

Y tế luôn là lĩnh vực đóng vai trò rất lớn đối với xã hội. Tuy nhiên, nguồn nước thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh lại mang đến nhiều tác hại xấu đến đời sống con người. Vậy các công nghệ xử lý nước thải y tế nào đang được ứng dụng hiện nay? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Nguồn gốc và thành phần của nước thải y tế

Nước thải y tế phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh nhân trong khu vực nội trú và ngoại trú:

Nước thải xuất hiện từ phòng điều trị bệnh nhân, phòng X – quang, các phòng xét nghiệm (phòng mổ, phòng huyết học truyền máu), từ hoạt động lau rửa phòng mổ và các dụng cụ mổ,…. Đây được coi là nguồn nước thải nguy hại vì chứa các tác nhân truyền nhiễm, vi sinh vật gây bệnh cao.

Nước thải nha khoa xuất phát chủ yếu từ ghế nha khoa và lavabo rửa tay, các hoạt động cạo vôi răng, nhổ răng, máu, dịch từ hoạt động điều trị, chữa các bệnh về răng miệng nên có khả năng nhiễm vi khuẩn rất cao và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong thành phần của nước thải còn chứa lượng cặn lớn, rất dễ bị đóng cặn trên đường ống, do đó tuyến thu gom phải đi ống to. 

Nước thải nhiễm phóng xạ từ buồng chụp X – quang và khu tráng rửa phim chụp X quang. Quá trình tráng rửa phim sau chụp chính là nguyên nhân chính làm phát sinh nước thải nhiễm phóng xạ. Ngoài ra nguồn nước này còn chứa kim loại nặng cao, gây độc hại cho môi trường và sinh vật, có thể gây ra biến đổi gen.



Nước thải y tế có thể đến từ nhiều nguồn và có nhiều chất nguy hiểm khác nhau

Sơ đồ xử lý nước thải y tế thông dụng hiện nay

Tuy rằng quy trình xử lý nước thải của từng loại mô hình khám chữa bệnh có một vài điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì các sơ đồ xử lý nước thải y tế đều kết hợp công nghệ xử lý nước thải sinh học hiếu khí, thiếu khí kết hợp cùng với công nghệ xử lý bằng màng lọc MBR nhằm loại bỏ các hóa chất hữu cơ, mầm bệnh lây nhiễm, vi khuẩn có trong nước thải y tế. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn hai sơ đồ xử lý nước thải trong lĩnh vực y tế được quan tâm nhất.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện


Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện chi tiết nhất

Nước thải xuất phát từ các phòng khám, phòng xét nghiệm, bồn vệ sinh được thu gom lại về bể thu gom của hệ thống. Tiếp đó sẽ được truyền qua công đoạn tiếp theo, các bước này sẽ được áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải bệnh viện.

Trong hệ thống xử lý nước thải có sử dụng bể SBR (là sự kết hợp của 3 loại bể nén bùn, bể phân hủy kỵ khí và bể anoxic). Bể SBR có công dụng phân hủy các chất hữu cơ  kết tủa của kim loại nặng, photpho và khử clo, đồng thời trong bể còn diễn ra quá trình khử NO3 thành N2, làm giảm nồng độ BOD và COD trong nước thải.

Ngoài sử dụng kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ MBR trong xử lý nước thải, hệ thống này còn sử dụng thêm bể khử trùng để ngăn chặn các mầm bệnh, vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải xuống mức thấp nhất. 

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám


Sơ đồ hệ thống xử lý nguồn nước thải y tế phòng khám chuẩn nhất

Tùy theo quy mô phòng khám đa khoa mà lưu lượng nước thải vào khoảng 500l cho đến 5m3 / ngày đêm. Nhưng do tính chất đặc thù mà khi xả nước thải y tế trực tiếp ra môi trường có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm nên đa số các phòng khám đều phải trang bị hệ thống xử lý nước thải phù hợp với các tiêu chí: thành phần tính chất của nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý ở đầu ra, trang thiết bị hiện có,…

Sơ đồ xử lý nước thải của phòng khám nha khoa như trên là sơ đồ phổ biến nhất mà các phòng khám thường sử dụng. Sơ đồ này phù hợp với các phòng khám sở hữu quy mô và diện tích mặt bằng xây dựng đủ lớn với hệ thống các loại bể như bể xử lý như bể MBR, bể khử trùng, bể aerotank, bể anoxic, bể chứa bùn,… Chất lượng nước đầu ra đảm bảo đạt chuẩn B của tài liệu quy chuẩn áp dụng cho các loại nước thải nha khoa.

Công nghệ xử lý nước thải y tế thông dụng nhất

Giống với sơ đồ xử lý nước thải, ta cũng có công nghệ xử lý nước thải cho cơ sở y tế và cho các phòng khám.

Xử lý nước thải cho các cơ sở y tế

  • Công nghệ nước nhỏ giọt: Phương pháp này được diễn ra trong môi trường khép kín, không cần dùng máy bơm sục. Công nghệ này thích hợp với các loại nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm ở mức độ vừa phải.

  • Công nghệ AAO: Đây là phương pháp kết hợp 3 quy trình phân hủy : yếm khí hay thiếu khí (Anoxic), hiếu khí (Oxic), kỵ khí (Anaerobic). Phương pháp này sử dụng với nguồn nước có nồng độ ô nhiễm cao, thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải tại các phòng khám, cơ sở y tế có quy mô nhỏ.

  • Xử lý bằng bùn hoạt tính: Phương pháp sử dụng cho nước thải có thành phần Amoni và hữu cơ cao. Tuy nhiên cần có bể hiếu khí, máy bơm sục khí và bể lắng để áp dụng phương pháp này.


Công nghệ xử lý nước thải AAO thích hợp với các cơ sở y tế có quy mô nhỏ

Xử lý nước thải cho các phòng khám

Công nghệ lọc màng sinh học MBR hiện đang được áp dụng phổ biến trong công nghệ xử lý nước thải tại các phòng khám. MBR là công nghệ mới, áp dụng giữa vi sinh xử lý nước thải và màng lọc. 

Sử dụng công nghệ màng lọc MBR tiết kiệm được không gian do không cần sử dụng bể lắng và bể khử trùng. Do đó công nghệ này thích hợp dùng cho những công trình khó lắp đặt như phòng khám, phòng nha khoa. Ngoài ra công nghệ này còn hỗ trợ quá trình vận hành, kiểm soát hệ thống xử lý nước thải phòng khám trở nên dễ dàng hơn.


Công nghệ màng lọc MBR được sử dụng cho các phòng khám

Lời kết

Nước thải từ quá trình hoạt động y tế nếu không qua xử lý sẽ đem lại nhiều tác hại xấu đến đời sống con người. Qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công nghệ xử lý nước thải y tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay muốn tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Các bài viết khác